Khu vực nhà bếp được đầu tư về thiết kế nội thất không kém gì phòng khách. Bạn đang tìm kiếm phong cách thiết kế đẹp độc đáo cho căn bếp gia đình? Hãy cùng Đoàn Gia Phát khám phá 30+ thiết kế nội thất phòng bếp đẹp nhất trong năm nay.
1. Các phong cách thiết kế nội thất nhà bếp đẹp hiện nay
Mỗi kiến trúc nhà sẽ cần có phong cách thiết kế nhà bếp đẹp riêng biệt. Bài viết gợi ý đến bạn đọc những phong cách bố trí bếp độc đáo, thu hút nhất hiện nay.
1.1 Nội thất phòng bếp tối giản
Phòng bếp tối giản là phong cách được nhiều gia đình lựa chọn. Cách trang trí nhà bếp này rất phù hợp cho kiến trúc nhà ống, có sự hạn chế về diện tích.
Nhà ống có lợi thế về chiều sâu nhưng bất lợi về phần ngang. Do đó, bạn nên lựa chọn gam màu đơn sắc, trung tính và nhẹ nhàng cho đồ nội thất. Ngoài ra, đồ nội thất nhỏ gọn như tủ bếp chữ I, chữ L cũng sẽ giúp bạn khắc phục nhược điểm này.
Bên cạnh đó, thiết kế phòng khách liền kề nhà bếp là sự lựa chọn rất hợp lý cho không gian nhà ống. Căn bếp sẽ tận dụng được ánh sáng từ phòng khách và tạo ra không gian mở, hạn chế sự ngột ngạt, khó chịu.
1.2 Nội thất nhà bếp cổ điển
Thời gian gần đây, Phòng bếp thiết kế theo phong cách cổ điển là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Phong cách cổ điển được thể hiện rất rõ thông qua chất liệu và màu sắc của đồ nội thất. Có thể nhắc đến:
- Chất liệu gỗ được ưu tiên khi chọn đồ nội thất.
- Màu sắc chủ đạo: vàng, kem, trắng mang đến sự ngọt ngào, tươi sáng và nhẹ nhàng cho căn phòng
Kết hợp với sự phá cách trong một vài vật dụng, đồ trang trí như cây cảnh, lọ hoa, thảm trải sàn hoặc tranh vẽ để tạo điểm nhấn cho căn phòng.
Bàn ăn nên chọn thiết kế đơn giản, thanh lịch và tiết kiệm diện tích. Mẫu bàn ăn có ghế chan cao và mảnh rất phù hợp với phong cách trang trí cổ điển.
1.3 Nội thất bếp đẹp Bắc Âu
Nếu bạn là tín đồ của sự ấm áp, gần gũi thiên nhiên thì không nên bỏ qua bố trí phòng bếp kiểu Bắc Âu. Phong cách nội thất Bắc Âu không cầu kì, khoa trương nhưng tạo nên sự ấn tượng nhờ nét tinh tế, hiện đại.
Nội thất nhà bếp theo kiểu Bắc Âu có những đặc điểm bạn cần chú ý như:
- Màu sắc nhẹ nhàng như trắng, gỗ, xám là đại điện cho phong cách nội thất này.
- Kết hợp đồ nội thất có chạm khắc họa tiết sẽ tạo nên sự tinh tế, thu hút cho căn bếp.
- Chất liệu gỗ, vải vóc, đồ trang trí cần được phối hợp hài hòa. Không nên tham lam quá nhiều đồ vật trang trí sẽ không tạo được hiệu quả thị giác như mong muốn.
1.4 Nội thất phòng bếp đẹp kiểu Nhật
Không gian nấu nướng hiện đại, thanh thoát chính là phong cách thiết kế nội thất của Nhật theo đuổi. Đồ dùng, vật dụng ưu tiên sự tối giản với các gam màu nhẹ nhàng như: màu kem, trắng, vàng.
Chất liệu gỗ với tông màu ấm áp thường được dùng cho tủ bếp, sàn nhà, gạch ốp tường, cầu thang. Ngoài ra, bạn có thể tạo sự độc đáo riêng bằng các đồ vật trang trí như chậu cây, thảm, đèn trần hay bức tranh.
1.5 Thiết kế bếp hiện đại
Không gian phòng bếp hiện đại thường chuộng gam màu trẻ trung, thanh lịch như: vàng, trắng, xanh nhạt,… Những đồ dụng, vật dụng nhà bếp được sắp xếp hợp lý, gọn gàng đúng tinh thần của một nhà bếp hiện đại .
Thay thế những bức tường khô khan, bạn có thể trang trí cho nhà bếp bằng bức tranh phong cảnh hay các ô cửa sổ kính. Khi sử dụng nhà bếp các thành viên sẽ cảm thấy thoải mái, thoáng đãng hơn.
1.6 Nội thất phòng bếp tân cổ điển
Phòng bếp tân cổ điển là sự cải tiến từ phong cách cổ điển và kết hợp thêm phong cách hiện đại, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đem đến sự tiện nghi cho gia chủ
Chất liệu gỗ chính là điểm nhấn cho cho phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển. Bạn có thể dùng chất liệu gỗ cho bàn bếp, tủ bếp và bàn ăn. Cùng với đó, hãy phối hợp hệ thống ánh sáng ấm áp, đèn chùm cổ điển để tạo nên hiệu ứng tuyệt đẹp cho không gian bếp.
2. 20 mẫu thiết kế nội thất phòng bếp được yêu thích tại Đoàn Gia Phát
Sau đây là những mẫu nội thất nhà bếp đẹp được yêu thích nhất 2020.
2.1 Thiết kế phòng bếp đẹp rộng 12m2
Khi thiết kế phòng bếp 12m2, bạn không nên chú trọng bày biện quá nhiều đồ dùng, thiết bị. Thay vào đó, nên sử dụng đồ nội thất đa năng, tủ đựng đồ để tối ưu hóa không gian.
2.2 Mẫu thiết kế nhà bếp 15m2
Gọn gàng và đơn giản là những gì mẫu thiết kế này lựa chọn. Các chi tiết tại phòng bếp được kết hợp nhịp nhàng tạo nên tổng thể hài hòa.
Màu sắc nhẹ nhàng, trung tính và lối đơn giản hóa trong bài trí đồ nội thất khiến không gian rộng rãi hơn.
2.3 Thiết kế bếp 20m2
Diện tích căn hộ khá rộng rãi nên việc trang trí phòng bếp đơn giản hơn. Tổng thể nội thất nhà bếp toát lên sự phóng khoáng, hiện đại.
Mẫu thiết kế cho phòng bếp 20m2 bạn có thể có thể sử dụng gam màu trung tính làm chủ đạo, và kết hợp một vài món đồ gam màu nóng để làm điểm nhấn
2.4 Bố trí phòng bếp 30m2
Phòng bếp có kích thước lớn vì vậy nhà thiết kế ưu tiên chọn nhiều chi tiết để trang trí. Thiết bị phòng bếp có sự phối hợp nhịp nhàng về màu sắc, kích thước.
Chất liệu gỗ được sử dụng chủ yếu trong mẫu thiết kế này. Bạn có thể kết hợp với ánh đèn trần để nâng tầm đẳng cấp của không gian.
2.5 Thiết kế nội thất phòng bếp thông minh
Một căn bếp tiện nghi, hiện đại là điều mọi người nội trợ đều mong muốn. Thiết bị được sắp xếp gọn gàng, hợp lý, tạo thuận lợi cho các hoạt động trong bếp.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý sử dụng màu sắc, bố trí nội thất hợp lý để đem đến tổng thể hài hòa cho không gian.
2.6 Phòng bếp liền kề phòng khách
Bàn ăn, khu vực nấu ăn và phòng khách không bị ngăn trở giúp ngôi nhà thêm thông thoáng và rộng rãi.
Bạn có thể lựa chọn màu chủ đạo là những gam màu tối. Điều này giúp không gian trở nên sang trọng, thanh lịch hơn. Đồng thời, bạn cũng sẽ dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
2.7 Mẫu phòng bếp nhỏ xinh
Màu sắc chủ đạo của không gian bếp nhỏ thường là màu trắng hoặc gam màu trung tính, tươi sáng. Đây là những gam màu cơ bản, hỗ trợ bạn dễ dàng lựa chọn nội thất phối hợp.
2.8 Phòng bếp biệt thự sang trọng
Trong các căn biệt thự cổ điển, thiết kế sư thường sử dụng đồ nội thất làm từ gỗ, trang trí nhiều họa tiết phức tạp để làm nổi bật sự sang trọng, quý phái của không gian.
Bạn có thể kết hợp thêm hệ thống đèn chùm cổ điển, giúp căn phòng trở nên lung linh, thu hút ánh nhìn hơn.Phòng bếp sang trọng với đèn chùm màu vàng kết hợp đồ nội thất trắng
2.9 Thiết kế nhà bếp đẹp chuẩn phong thủy
Phòng bếp chuẩn phong thủy có sắp xếp và bố cục hài hòa. Ngoài ra, thiết kế sư sẽ phối hợp một vài đồ nội thất phong thủy hợp mệnh với gia chủ.
2.10 Mẫu phòng bếp cho nhà ống
Nhà ống không có lợi thế về chiều ngang. Vì vậy khi đầu tư nhà bếp cần chú trọng vào tạo chiều sâu cho không gian.
Các vật dụng, thiết bị nhà bếp đều được tối giản, tránh rườm rà. Bàn ăn được lựa chọn có kích thước vừa phải.
2.11 Mẫu phòng bếp sử dụng màu trắng làm chủ đạo
Màu trắng thường được sử dụng trong phòng bếp. Bởi màu sắc này mang lại cảm giác sạch sẽ và rất dễ dàng phối hợp với các màu khác.
Trên bàn bếp, bạn có thể đặt một vài đồ trang trí nhỏ giúp nhà bếp thêm ấn tượng. Nếu bạn thích sự gọn gàng, đơn giản thì nên chọn phong cách thiết kế này.
2.12 Mẫu nhà bếp bố trí hiện đại
Gian bếp hiện đại ưa chuộng màu sắc trầm, trung tính. Gam màu này mang đến sự sạch sẽ, không dễ lộ vết bẩn. Bạn có thể tiết kiệm thời gian vệ sinh nhà bếp.
Đây là kiểu thiết kế nội thất phòng bếp thích hợp với các cặp vợ chồng trẻ.
2.13 Mẫu nội thất nhà bếp ấm cúng, xinh xắn
Những mẫu nhà bếp sau gây ấn tượng với không gian ấm cúng nhờ cách lựa chọn màu sắc hợp lý. Ngoài ra, các vật dụng cũng được bài trí tỉ mỉ, tinh tế, tạo nên sức hút rất riêng cho căn bếp.
2.14 Mẫu nhà bếp dùng đồ nội thất gỗ đẹp
Phòng bếp với chất liệu chủ yếu là gỗ rất được yêu thích.
Gỗ mang lại cảm giác sang trọng và ấm cúng cho không gian. Hơn nữa đồ nội thất gỗ có độ bền cao, chắc chắn và ít bị cong vênh.
2.15 Trang trí nhà bếp đẳng cấp cho nhà phố
Nhà phố có diện tích rộng rãi, nên bạn có nhiều lựa chọn trong thiết kế phòng bếp. Bên cạnh các món đồ nội thất thông dụng, bạn có thể kết hợp thêm các chi tiết như đèn chùm, rèm cửa giúp không gian thu hút và thiết kế nhà bếp đẹp hơn.
2.16 Phòng bếp hình chữ L
Mẫu nhà bếp chữ L tạo ra nét phóng khoáng, ấn tượng cho gian bếp. Vật dụng nhà bếp được sắp xếp gọn gàng. Ngoài ra, căn phòng kết hợp gạch ốp đá gợi cảm giác sang trọng, đẳng cấp.
2.17 Mẫu nhà bếp tươi sáng, nhiều năng lượng
Gam màu sử dụng rất tươi sáng giúp bạn có thể năng lượng và sự vui tươi khi nấu ăn. Diện tích nhà bếp không quá rộng nên gam màu sáng sẽ tạo cảm giác không gian thu hút hơn.
2.18 Mẫu thiết kế phòng bếp kết hợp phòng ăn
Bàn ăn, nhà bếp thiết kế tinh tế không kém phần hiện đại. Ngoài ra, không gian được tô điểm bởi những vật dụng trang trí nhỏ sẽ giúp bạn tạo ấn tượng.
2.19 Mẫu phòng bếp màu xanh trẻ trung
Thiết kế nội thất phòng bếp có gam màu xanh chủ đạo nổi bật. Bạn có thể khéo léo kết hợp thêm những màu sắc khác để tạo nên tổng thể hài hòa cho căn phòng.
2.20 Mẫu thiết kế nhà bếp hiện đại kết hợp cổ điển
Khu bàn ăn sang trọng thiết kế đơn giản để giúp căn hộ thêm rộng rãi. Bàn bếp sử dụng màu trắng nhẹ nhàng, nổi bật. Kết hợp cùng vật dụng trang trí như đèn, lọ hoa tạo nên điểm nhấn cho không gian bếp.
3. Nguyên tắc trong thiết kế nhà bếp
Phòng bếp là không gian nấu nướng những món ăn ngon lành cho các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó thì không gian nhà bếp sẽ giúp bạn lưu giữ những khoảnh khắc hạnh phúc cho cả gia đình. Để tạo ra tất cả những điều trên trong thiết kế nội thất phòng bếp thì bạn cần chú ý đến 6 nguyên tắc “vàng” sau đây.
3.1 Thiết kế tam giác bếp
Tam giác bếp là một nguyên tắc trong xây dựng được nhiều nhà thiết kế áp dụng. Thực hiện các tam giác bếp sẽ đem lại bố cục hợp lý và tạo cảm giác rộng rãi hơn cho không gian.
Tam giác bếp bao gồm: Không gian dành cho nấu nướng, bồn rửa thực phẩm, không gian dành cho tủ lạnh.
Bạn có thể chọn lựa các dạng cấu trúc tam giác bếp như: hình chữ U, chữ L, song song hoặc cùng nằm trên một đường thẳng. Đối với từng kiến trúc ngôi nhà thì Đoàn Gia Phát sẽ tư vấn cho bạn kiểu dáng tam giác bếp phù hợp.
Đặc điểm của từng kiểu tam giác bếp là:
- Trong trường hợp bạn chọn không gian chữ U thì không gian nấu và tủ lạnh, bồn rửa sẽ được nằm tách biệt nhau.
- Hình dáng chữ L: Tủ lạnh và bồn rửa cùng nằm trên 1 đường thẳng. Bồn rửa có vị trí vuông góc với 2 điểm của tam giác bếp còn lại.
- Vị trí song song: Nơi nấu nướng sẽ nằm song song với tủ lạnh và bồn rửa. Đây là thiết kế sẽ đem lại cho bạn không gian nấu thoải mái và rộng rãi hơn.
- Vị trí nằm trên 1 đường thẳng: Tủ lạnh, không gian nấu và bồn rửa cùng nằm trên 1 đường thẳng. Kiểu tam giác bếp này nên áp dụng cho những căn bếp có diện tích rộng rãi.
3.2 Lựa chọn sàn bếp chất lượng
Dù thiết kế bếp chung cư hay thiết kế bếp nhà ống cũng hướng đến phòng bếp đẹp, bạn nên ưu tiên chọn chất liệu sàn bếp chắc chắn, chống trơn trượt và dễ dàng lau chùi.
Bếp hay bất kì khu vực nào trong nhà đều được sử dụng lâu dài. Chính vì vậy, cần tìm kiếm những chất liệu mặt sàn bếp chất lượng, bền lâu, chịu được va đập tốt.
Đồng thời, nên hạn chế chọn vật liệu sàn quá bỏng bẩy, dễ trơn trượt. Trong trường hợp bạn đã chọn các vật liệu không thể chống trơn thì có thể chữa cháy bằng cách chọn thảm hoặc sử dụng dép chống trơn.
Khi bạn nấu nướng sẽ không tránh khỏi bị dính nước, thức ăn xuống trần nhà. Vì vậy chọn lựa sàn nhà dễ lau chùi sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian làm vệ sinh. Đồng thời, căn bếp cũng trở nên sạch sẽ và thu hút hơn.
3.3 Lựa chọn màu sắc phù hợp
Màu sắc là điều rất quan trọng khi thiết kế nội thất phòng bếp, quyết định đến thẩm mỹ của cả căn nhà. Nếu bạn mong muốn sở hữu không gian bếp ấn tượng, màu sắc hài hòa thì nên ghi nhớ các quy tắc sau:
- Nếu nhà bếp rộng rãi thì bạn có thể chọn gam màu tối sẽ đem lại sự thanh lịch và sang trọng cho không gian. Đặc biệt màu tôi giúp che giấu vết bẩn hiệu quả trong trường hợp bạn chưa kịp lau dọn.
- Nếu phòng bếp có diện tích hạn chế thì bạn nên ưu tiên chọn gam màu sáng cho không gian này. Màu sáng sẽ tạo cảm giác nhà bếp rộng rãi và ấm áp hơn.
- Khi thiết kế khu bếp, có thể sử dụng các màu sắc đối lập để tạo điểm nhấn. Một vài món đồ đặc biệt, dụng cụ nhà bếp có màu sắc nổi bật sẽ tạo nên hiệu quả thị giác tốt, giúp căn bếp hài hòa và nổi bật.
3.4 Chọn ốp tường, kệ bếp hợp lý
Khi chọn ốp tường cho phòng bếp, cần ưu tiên vật liệu có khả năng chịu nhiệt cao, tuổi thọ lâu dài và không dễ bị nấm mốc.
Đối với bàn bếp thì chất liệu đá hoa cương, đá cẩm thạch vẫn được ưa chuộng hơn cả nhờ sự bền lâu, chịu lực và chịu nhiệt tốt.
3.5 Kết hợp ánh sáng tự nhiên và nhân tạo
Khi thiết kế bếp, bạn nên xem xét xây dựng hệ thống cửa sổ, cửa ra vào để giúp căn bếp luôn đón được ánh sáng tự nhiên. Kết hợp với hệ thống đèn trần trang trang, đèn thông dụng, phòng bếp sẽ thoáng đãng và sáng sủa hơn.
3.6 Cất giữ dụng cụ gọn gàng
Căn bếp chứa nhiều dụng cụ và thiết bị nấu ăn: bát đũa, nồi niêu, xoong chảo, lò nướng, tủ lạnh… Nếu không được sắp xếp hợp lý căn bếp sẽ trở nên bừa bộn và thiếu tình thẩm mỹ cho toàn thể ngôi nhà.
Bạn nên sở hữu một chiếc tủ đựng đồ để chứa những đồ vật ít dùng đến. Sự tối giản các vật dụng cũng như thiết bị tạo cho nơi đây cảm giác thông thoáng, gọn gàng hơn.
Ngoài ra với gia đình có trẻ nhỏ thì việc sắp xếp đồ đạc ngăn nắp rất cần thiết. Một số dụng cụ dao, nĩa nhọn… có thể gây tổn thương cho trẻ.
3.7 Bố trí nội thất khoa học
Nhiều nội thất đắt tiền không đồng nghĩa với việc tạo ra không gian đẹp cho căn bếp. Thay vào đó bạn cần có thiết kế, bố trí khoa học hài hòa cho đồ nội thất.
Bạn nên đặt những đồ dùng có cùng chức năng ở gần nhau. Tiếp theo, hãy bố trí vật dụng dùng thường xuyên tại nơi dễ thấy.
Ngoài ra, đồ nội thất có kích thước lớn nên đặt ở một góc riêng để không gian rộng rãi hơn. Đồng thời, không nên đặt đồ dùng nguy hiểm gần khu vực nấu nướng hay bồn rửa. Bạn có thể thiết kế tủ bếp cao, giá treo để cất giữ những đồ vật này.
3.8 Tạo khoảng trống cho không gian
Rất nhiều gia chủ muốn trang trí nhiều nội thất đặc nhiều vật dụng vào phòng bếp mà không chú ý đến diện tích phòng bếp.
Hãy giữ khu vực nấu nướng có khoảng trống thích hợp. Điều này giúp hạn chế việc thực phẩm dính lên các vật dụng và bạn sẽ tiết kiệm được thời gian dọn dẹp.
Ngoài ra thiết kế bếp tạo ra khoảng trống thích hợp sẽ giúp căn bếp trông ngăn nắp, gọn gàng. Đồ đạc ít bị dính bụi bẩn hơn, mang đến sự sạch sẽ cho tổng thể không gian.
3.9 Đảm bảo an toàn trong bếp
Yếu tố an toàn cần được ưu tiên hàng đầu trong căn bếp. Để đảm bảo an toàn trong không gian nấu nướng bạn cần:
- Sắp xếp các vật dụng sắc nhọn có tính sát thương để tại nơi cao.
- Bàn ghế nên được bo tròn các góc cạnh bằng nhựa hoặc mút xốp để bảo đảm an toàn khi nhà có trẻ nhỏ.
- Hệ thống điện có vị trí hợp lý, không đặt nơi quá thấp. Nên lắp đặt hệ thống tự ngắt điện khi các thiết bị đồ gia dụng xảy ra sự cố.
- Sàn nhà nên chọn chất liệu chống trơn trượt, dễ lau chùi và khô nhanh.
- Nồi cơm điện, lò vi sóng, bếp từ, lò nướng không nên đặt quá gần nhau giúp giảm thiểu nguy cơ cháy nổi.
- Lắp đặt hệ thống nước an toàn, khoa học. Sử dụng chất liệu chắc chắn khi làm đường ống nước, van xả nước trong nhà bếp.
3.10 Đảm bảo yếu tố phong thủy
Đối với người Việt Nam yếu tố phong thủy là điều được rất nhiều gia chủ quan tâm.
Để có được trang trí nội thất nhà bếp hợp phong thủy, đem lại sự thịnh vượng cho gia chủ thì bạn cần chú ý đến các yếu tố như:
- Không bố trí nhà bếp hướng thẳng ra cửa chính.
- Không thiết kế cửa sổ phía sau bếp nấu bởi dễ có gió lùa vào. Thiết kế này dễ gây ra hỏa hoạn và không đảm bảo “ tàng phong tụ khí”.
- Ngoài ra bếp cũng nên đặt cách xa phòng ngủ. Bởi vì khói bếp, dầu mỡ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu hít phải trong thời gian dài.
4. Đơn vị thiết kế bếp đẹp uy tín, chất lượng
Đoàn Gia Phát là đơn vị chuyên thiết kế nội thất phòng bếp chuyên nghiệp. Chất lượng, sự hoàn mỹ luôn là phương châm mà chúng tôi theo đuổi. Với kinh nghiệm và sự tận tâm, chúng tôi tin rằng sẽ mang lại cho bạn không gian sống đẳng cấp với phong cách độc đáo.
Khi tin tưởng dịch vụ thi công, thiết kế tại Đoàn Gia Phát, chúng tôi cam kết:
- Giá cả: Giá cả hợp lý, mang lại các giải pháp thi công tối ưu nhất cho từng dự án
- Vật liệu: Chất liệu, nguyên vật liệu sử dụng được chọn lựa tại các công ty cung cấp uy tín
- Tiến độ: Đúng thời hạn, cam kết không trì trệ để kéo dài thời gian thi công
- Bảo hành công trình sau thi công: Giúp gia chủ yên tâm và hài lòng nhất về chất lượng dịch vụ tại Đoàn Gia Phát.